Cách tính KPI cho nhân viên kinh doanh mới nhất

KPI cho nhân viên kinh doanh là như thế nào? Và hiện nay có những cách tính KPI mới nào. Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm kiến thức hữu ích từ bài viết của Việc Làm Kế Toán bạn nhé.

Cách tính KPI cho nhân viên kinh doanh mới nhất

KPI cho nhân viên kinh doanh là như thế nào?

KPI cho nhân viên kinh doanh là các tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên theo thời gian mục tiêu đặt ra. Trong đó KPI là các chỉ số để đo lường công việc cần đạt của mỗi nhân viên, bộ phận hoặc cả doanh nghiệp.

Tại sao phải cần xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh?

Việc xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Đây là việc quản lý và phát triển công ty một cách hiệu quả, giúp tạo định hướng, đánh giá hiệu suất, tạo động lực và đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm trong công ty Qua đó có thể xem xét và điều chỉnh mức thu nhập khuyến khích nhân viên hoàn thành thành nhanh tiến độ công việc.

Dưới đây là một số lý do cụ thể về tại sao cần phải xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh:

  • Định hướng mục tiêu của bạn: Giúp bạn có hướng đi rõ ràng để theo đuổi trong công việc hàng ngày.
  • Đo lượng tiến độ và hiệu quả công việc: Thông qua các chỉ số công ty có thể xác định những người đang làm việc hiệu quả và người nào cần cải thiện
  • Tạo động lực cho nhân viên: Bằng cách vượt qua KPI có thể khen thưởng và khích lệ sự nổ lực cống hiến để đạt được mục tiêu.
  • Đảm bảo tính rõ ràng và trách nhiệm: KPI được thiết lập và theo dõi một cách rõ ràng, tạo sự minh bạch và trách nhiệm của mỗi cá nhân.

Những chỉ tiêu KPI cho nhân viên kinh doanh mới nhất

Dưới đây là những chỉ tiêu KPI cho nhân viên kinh doanh mới nhất thường được áp dụng phổ biến cho nhân viên kinh doanh.


Những chỉ tiêu KPI cho nhân viên kinh doanh

Tăng trưởng doanh số hàng tháng (Monthly Sales Growth)

Một trong những tiêu chí đánh giá KPI cho nhân viên kinh doanh chính là dựa trên tăng trưởng doanh số hàng tháng. Chỉ số này giúp theo giỏi sự phát triển của doanh số bán hàng theo thời gian. Đo lường mức độ tăng trưởng hoặc giảm doanh thu bán hàng của doanh nghiệp hàng tháng, đo lường mức độ tăng giảm so với tháng trước.

Từ việc tăng trưởng doanh số hàng tháng bạn có thể nhận ra được những điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình kinh doanh và hoạt động, để cải thiện và nâng cao doanh số nhiều hơn.

Tỷ suất lợi nhuận bình quân trung bình (Average Profit Margin)

KPI này là chỉ số đo lường lợi nhuận trung bình được từ mỗi giao dịch giúp nhân viên kinh doanh cũng như nhà quản lý đánh giá khả năng sinh lợi dựa trên sản phẩm/ dịch vụ mà của doanh nghiệp. Điều này cho phép nhân viên kinh doanh xác định được những sản phẩm và dịch vụ như thế nào để có tỷ suất lợi nhuận cao để linh hoạt hơn trong việc định giá chốt đơn cho khách hàng.

Đặt ra trước bao nhiêu hàng hoá bán được hàng tháng (Monthly Sales Bookings)

Chỉ số KPI này được xác định dựa trên số lượng đơn hàng hoặc dự án mà nhân viên kinh doanh đã đặt ra trước hàng tháng. Là công cụ quan trọng trong việc quản lý doanh số bán hàng và dự báo, giúp công ty tối ưu hóa quá trình sản xuất, quản lý hàng tồn kho, và xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể cho mục tiêu doanh số.

KPI dựa trên cơ hội bán hàng (Sales Opportunities)

Đây là chỉ số KPI cho phép nhân viên kinh doanh với mọi cơ hội bán hàng. Đo lường số lượng cơ hội kinh doanh mà nhân viên kinh doanh đang theo đuổi. Các cơ hội này có thể là khách hàng tiềm năng mới hoặc các dự án cụ thể mà họ đang nắm bắt. KPI này giúp theo dõi số lượng và chất lượng của cơ hội kinh doanh có sẵn để phát triển.

Đặt ra mục tiêu bán hàng (Sales Target)

Là mục tiêu doanh số bán hàng mà nhân viên kinh doanh cần đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là hàng tháng hoặc hàng quý. Hình thức này nhằm cải thiện hiệu suất một cách nhanh nhất. Tuy nhiên bên cạnh đó nhân viên cũng thấy áp lực để đạt được doanh số cao

Tỷ lệ chốt đơn hàng thành công (Quote To Close Ratio)

Đây là chỉ số giúp nhân viên kinh doanh có thể nắm bắt được thông tin số đơn hàng được thanh toán thành công và số đơn hàng đã báo giá. KPI này rất hữu ích trong việc xác định thời gian cần thiết để mỗi nhân viên kinh doanh hoặc toàn bộ phận theo đuổi một cơ hội bán hàng xác định.

KPI dựa trên giá trị mua hàng trung bình (Average Purchase Value)

Chỉ số KPI này dùng để đo lường giá trị trung bình của mỗi đơn hàng hoặc giao dịch bán hàng. Từ đó giúp nhân viên bán hàng xác định giá trị trung bình của khách hàng và có thể được sử dụng để tối ưu hóa chiến lược giá cả và tiếp thị.

KPI dựa trên những số cuộc gọi hoặc email hàng tháng (Monthly Calls (or emails) Per Sales Rep)

Chỉ số này đo lường tổng quan về số lượng cuộc gọi hoặc email mà mỗi đại diện bán hàng thực hiện trong một tháng. Đối với những nhóm bán hàng bên ngoài chỉ số này cho thấy một cái nhìn tổng quan về số lượng cuộc gọi hoặc email cần thiết để xác định khách hàng tiềm năng. Ngoài ra KPI này có thể giúp đánh giá mức độ hoạt động và tiếp cận của từng thành viên trong đội bán hàng. Nó có thể dùng để đảm bảo rằng mọi người đang có đủ hoạt động để đạt được mục tiêu.

KPI dựa theo doanh số trên mỗi đại diện bán hàng (Sales Per Rep)

KPI dựa theo doanh số trên mỗi đại diện bán hàng là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất của từng nhân viên kinh doanh trong công ty. Đây là một trong những KPI quan trọng để đo lường khả năng của đội ngũ bán hàng trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng và tạo ra doanh thu cho công ty.

KPI dựa trên hiệu suất sản phẩm (Product Performance)

Chỉ số KPI dựa trên hiệu suất sản phẩm là một tập hợp các thước đo hoặc chỉ số được sử dụng để đánh giá và theo dõi sự thành công của một hoặc nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ mà một công ty cung cấp. Những KPI này giúp doanh nghiệp đo lường hiệu suất và hiệu quả của sản phẩm trong các khía cạnh khác nhau.

Cách xây dựng KPI phòng kinh doanh

Cách xây dựng KPI phòng kinh doanh là một quá trình quan trọng giúp đánh giá hiệu suất hoạt động của công ty, Việc xây dựng một hệ thống KPI đòi hỏi phải chi tiết và hoàn chỉnh nhất. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách xây dựng một hệ thống KPI phù hợp với công ty nhé

Cần xác định mục tiêu kinh doanh

Đầu tiên bạn cần xác định mục tiêu kinh doanh khi thiết lập KPI. Mục tiêu kinh doanh sẽ là nền tảng và hướng dẫn cho việc chọn và đo lường các KPI hoàn thành trong khoảng thời gian nào, KPI của bạn lập ra mới có giá trị và hiệu quả

Mục tiêu này có thể liên quan đến tăng doanh số bán hàng, tối ưu hóa lợi nhuận, mở rộng thị trường, nâng cao hình ảnh thương hiệu, hay bất kỳ mục tiêu nào khác mà bạn muốn đạt được. Mục tiêu nên cụ thể, đo lường được, có thời hạn và thách thức để đảm bảo sự cống hiến của đội ngủ.

Lựa chọn KPI phù hợp với mục tiêu kinh doanh

Dựa vào mục tiêu kinh doanh đã xác định, bạn cần lựa chọn các KPIs phù hợp để đo lường sự tiến triển đối với mục tiêu đó. Ví dụ, nếu mục tiêu là tăng doanh số bán hàng, các KPIs có thể bao gồm doanh số bán hàng tổng cộng, doanh số từ mỗi kênh tiếp thị, tỷ lệ chuyển đổi, và số lượng khách hàng mới.

Áp dụng các công cụ và tư duy của nhóm để thành công nhất quán

Để áp dụng các công cụ và tư duy của nhóm để thành công nhất quán trong kinh doanh giúp ích cho việc xây dựng và theo dõi tiến độ của người thực hiện KPI. Tham khảo các bước sau bạn nhé.

Những thông tin của khách hàng tiềm năng và khách hàng thiết lập thành một hồ sơ để dễ dàng theo dõi

Thiết lập các công việc cụ thể để triển khai theo ngày, tháng, năm

Thảo luận và tham giá của toàn bộ nhóm để đảm bảo việc quản lý đến nhân viên, đều tham gia vào quá trình thiết lập KPIs.

Những mẫu KPI phòng kinh doanh cho từng vị trí

Mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh có thể có những mục tiêu khác nhau dựa trên vai trò và trách nhiệm cụ thể của từng người. Dưới đây là một số ví dụ về mẫu KPI phòng kinh doanh cho các vị trí phổ biến.

Mẫu KPI cho phòng kinh doanh vị trí trưởng phòng

Mẫu KPI cho phòng kinh doanh vị trí  Sales Executive

Mẫu KPI cho phòng kinh doanh vị trí Sales Admin

Xây dựng KPI nhân viên kinh doanh cần lưu ý gì?

Cách xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh là một quá trình quan trọng để đo lường hiệu suất và đảm bảo rằng bạn đang đóng góp vào mục tiêu tổng thể của công ty. Để xây dựng được KPI rõ ràng hiệu quả bạn cần lưu ý để đảm bảo KPIs được thiết lập một cách hợp lý. Dưới đây là một số điều cần lưu ý quan trọng cần xem xét:

  • Xây dựng KPI cần rõ ràng cụ thể
  • Liên quan trực tiếp tới mục tiêu chiến lược của công ty
  • Mục tiêu đo lường được sử dụng dữ liệu và số liệu thống kê chính xác để đánh giá hiệu suất.
  • KPI cần được xem xét và điều chỉnh định kỳ để đảm bảo rằng chúng vẫn phù hợp với môi trường kinh doanh và mục tiêu hiện tại của công ty.

Kết luận

Trên đây là cách tính KPI cho nhân viên kinh doanh mới nhất mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẽ đến bạn. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về các chỉ số KPI. Theo dõi Việc Làm Kế Toán để cập nhật thêm những kiến thức mới nhé.

0コメント

  • 1000 / 1000